Cha mẹ càng chú trọng 5 ĐIỀU này, tương lai con càng thuận lợi

Nuôi dạy con là ng việc không hề đơn giản của các bậc làm cha, làm mẹ.

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái trở thành người giỏi giang, chăm ngoan, đường đời "thuận buồm xuôi gió". Tuy nhiên, cuộc đời thành ng, rạng danh không phải tự nhiên có được mà là kết quả từ cách nuôi dạy con.

Nếu cha mẹ chú trọng 5 điều dưới đây, áp dụng ngay khi con còn nhỏ sẽ giúp đường đời con đi trở nên thuận lợi, dễ gặt hái thành ng.

1. Đi du lịch mỗi năm

Những gia đình có điều kiện kinh tế tốt nên hình thành thói quen đi du lịch hàng năm. Điều này không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn là cơ hội đến vùng đất mới, gặp gỡ nhiều người. Qua đó rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, đồng thời nâng cao trí tuệ cảm xúc cho trẻ. Hơn thế nữa, việc đi du lịch còn giúp trẻ nâng cao kiến thức, mở mang tầm hiểu biết.

Dù ng việc bận rộn đến mức nào đi nữa, cha mẹ cũng nên dành thời gian đưa con ra ngoài khám phá thế giới. (Ảnh minh họa)

Nếu điều kiện kinh tế không đáp ứng được việc đi du lịch ở xa thì cha mẹ có thể tận dụng thời gian rảnh đưa con đến những nơi gần nhà như: Sân chơi, viện bảo tàng, nhà sách, trung tâm văn hóa,… Những nơi này có lợi ích lớn lao cho việc phát triển trí tuệ, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ. Từ đó, giúp trẻ học tập ngày càng giỏi giang, cuộc sống sau này ấm êm.

2. Rèn luyện văn hóa đọc

Đọc sách giúp nâng cao kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Ngoài ra, đọc sách còn rèn luyện cho chúng ta tính cách điềm đạm, sự chăm chỉ, cẩn thận. Trước những lợi ích to lớn ấy, các bậc phụ huynh cần chú ý trau dồi thói quen đọc sách cho con ngay từ khi còn nhỏ. Điều này giúp trẻ đạt hiệu quả cao trong học tập.

Ảnh minh họa.

Để khuyến khích con hình thành văn hóa đọc, cha mẹ nên trở thành tấm gương sáng để con noi theo. Từ kiến thức hữu ích trong sách, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, tránh đi đường vòng trong cuộc sống. Vì thế, cha mẹ đừng tiết kiệm tiền bạc trong việc mua sách cho con. Kể cả khi điều kiện kinh tế không tốt, hãy đưa con đến thư viện để trải nghiệm những giây phút thú vị khi chìm đắm vào trang sách.

3. Luôn là người bạn đồng hành cùng con

Một số cha mẹ chưa nhận ra giá trị to lớn của việc đồng hành cùng con. Họ cho rằng chỉ cần đáp ứng nhu cầu vật chất, điều kiện và môi trường sống cho con là đủ. Họ bỏ qua những thay đổi tâm lý và cảm xúc thường ngày của con. Hay nói cách khác là họ thiếu sự quan tâm con cái, khiến đứa trẻ không có cảm giác an toàn, thậm chí dẫn đến mặc cảm.

Cha mẹ hãy luôn là người bạn đồng hành của con. (Ảnh minh họa)

Sự đồng hành của cha mẹ trên chặng đường trưởng thành của trẻ quả thật rất cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ về cả thể chất và tâm hồn. Đứa trẻ sinh ra được nuôi nấng trong sự yêu thương sẽ có một tuổi thơ đẹp, yên bình. Trẻ được dạy dỗ cẩn thận sẽ hình thành tính cách tốt, có phẩm chất, đạo đức. Trên chặng đường trưởng thành, trẻ rất cần sự đồng hành của cha mẹ.

4. Trau dồi kỹ năng sống cho trẻ

Bên cạnh việc chăm sóc để con phát triển thể chất, dạy dỗ để con học hành giỏi giang thì xây dựng và phát triển các kỹ năng sống cơ bản là điều không thiếu được. Chúng ta từng chứng kiến rất nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vì thiếu các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nên gặp khó khăn trong quá trình làm việc.

Bồi dưỡng cho trẻ những kỹ năng sống, thói quen tốt không phải là việc làm một sớm một chiều mà là cả một quá trình. Và cha mẹ phải chọn đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi trẻ để bắt đầu mới đạt kết quả tốt nhất. Một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; dạy trẻ giá trị của lao động và cách kiếm tiền, tiêu tiền; kỹ năng bảo vệ bản thân;…

Ngoài việc giáo dục kiến thức, cha mẹ cần chú trọng dạy

con kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. (Ảnh minh họa)

5. Khuyến khích đúng lúc

Nhiều bậc cha mẹ cực kỳ nghiêm khắc và thường áp dụng phương pháp giáo dục phê phán khi giao tiếp với con. Chẳng hạn như khi con đạt điểm 90 trong kỳ thi nhưng cha mẹ vẫn không hài lòng với kết quả đó. Họ sẽ so sánh con với những đứa trẻ có điểm số cao hơn. Họ cho rằng làm như vậy sẽ kích thích con tiến bộ, nỗ lực hơn. Nhưng trong thâm tâm trẻ cảm thấy khó chịu, bực dọc. Cách làm này không những không mang lại hiệu quả tích cực mà còn làm giảm tinh thần học tập của trẻ, khiến trẻ hình thành tính cách nhút nhát, mặc cảm.

Vì vậy, trong quá trình giáo dục con, cha mẹ nên dành nhiều lời động viên, khích lệ con. Đồng thời để con hiểu ra rằng, sự cố gắng của con sẽ được cha mẹ ghi nhận. Nhờ đó, con sẽ cảm thấy tự tin, luôn phấn đấu chinh phục mục tiêu cao hơn.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng