BS chỉ 3 thực phẩm kìm hãm chiều cao, nhiều phụ huynh tưởng bổ nên cho con ăn hàng ngày

 - Có nhiều thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phù hợp với sự phát triển của trẻ khiến con thấp còi. Cha mẹ nên chú ý.

Cậu bé Bằng Bằng (ở Trung Quốc) vì thấp bé nhất lớn nên thường bị bạn bè trêu chọc. Sau đó, mẹ của cậu bé đã liên hệ với giáo viên để giải quyết sự việc. Ngoài ra, cô cũng đưa con đi kiểm tra sức khỏe để xem có cách nào giúp con phát triển chiều cao tốt hơn không.

Theo kết quả kiểm tra, bác sĩ cho biết dạ dày của cậu bé có sự tổn thương nghiêm trọng, tồn tại trong thời gian dài. Vì tỳ vị tổn thương nên Bằng Bằng không thể hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, thức ăn không được tiêu hóa tốt nên thể chất của cậu bé không phát triển. Theo bác sĩ, muốn cao lớn thì phải điều hòa lại dạ dày.

Bác sĩ cũng cho biết trẻ có tỳ vị hư nhược sẽ có những biểu hiện như sau:

- Trẻ không thích ăn, kén ăn, ăn vài ba miếng đã kêu no.

- Trẻ thấp, gầy hơn các bạn cùng tuổi.

- Trẻ dễ bị cảm, sốt, sổ mũi khi chuyển mùa; thường xuyên phải đến gặp bác sĩ.

- Lưỡi trẻ có biểu hiện nhờn, vàng, có lớp phủ lưỡi dày.

- Miệng trẻ có mùi hôi rõ rệt do bị tích thức ăn.

Bác sĩ cảnh báo 3 loại thực phẩm khiến trẻ càng ăn càng lùn nhưng nhiều phụ huynh vẫn cho con ăn mỗi ngày, gồm:

Đồ bổ

thuc-pham-kim-ham-chieu-cao-01

Cha mẹ cho rằng những món đồ bổ như hải sâm, bào ngư, tổ yến... có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên cố gắng tẩm bổ cho con ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, khi đó, dạ dày và ruột của trẻ chưa phát triển toàn diện, ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như vậy chỉ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày.

Thực phẩm có vị nặng

thuc-pham-kim-ham-chieu-cao-02

Những món ăn có vị quá ngọt, quá mặn, quá cay hoặc quá nhiều dầu mỡ đều không thích hợp với trẻ. Các thực phẩm chứa nhiều gia vị sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa và làm trẻ bị đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy... Những điều này đều không có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ.

Thức ăn để qua đêm

Nhiều gia đình để thức ăn từ bữa trước trong tủ lạnh và hôm sau đem ra hâm nóng rồi dùng tiếp. Cách này giúp tiết kiệm chi phí nhưng lại không tốt cho sức khỏe.

Các món ăn đã chế biến và để qua đêm rất dễ bị biến chất, gây ảnh hưởng không tốt cho đường tiêu hóa. Sau khi hâm nóng nhiều lần, lượng dưỡng chất trong món ăn cũng suy giảm. Nếu cho trẻ ăn những món như vậy thì sẽ không có dinh dưỡng và không tốt cho dạ dày.

Một số thói quen khác ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Ít vận động, đi ngủ muộn

Trẻ ít vận động ngoài trời, chỉ ngồi trong nhà xem tivi, đọc truyện, nghịch điện thoại, máy tính sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao.

Ngoài ra, một số gia đình không chú ý đến thời gian đi ngủ của con, để con ngủ muộn sau 22 giờ. Điều này cũng làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ đến 3 giờ sáng sẽ giúp cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng cao nhất, giúp xương dài hơn.

Thừa cân, béo phì

Trẻ thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao. Ngoài ra, tâm lý tuổi mới lớn sợ béo, muốn giảm cân nên ăn uống kiêng khem, thiếu chất cũng làm ảnh hưởng đến thể lực, chiều cao sau này.

Theo phunutoday.vn


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng