Vì sao chiều cao giảm khi con người già đi?

Mỗi người đều trải qua giai đoạn chiều cao giảm sau độ tuổi trung niên do cơ thể suy yếu, cột sống thoái hóa và vòm bàn chân dẹt hơn.

 

Các chuyên gia cho biết từ độ tuổi 40, cứ sau mỗi 10 năm, cơ thể người sẽ thấp hơn 1,2 cm. Sau tuổi 70, chiều cao giảm sút nhanh chóng hơn. Tổng cộng, mỗi người có thể “lùn đi” từ 2,5 đến 7,5 cm trong suốt nửa cuối cuộc đời.

Vì sao chiều cao giảm khi con người già đi?

Vì sao chiều cao giảm khi con người già đi?

Vì sao chiều cao giảm khi con người già đi?

Nghiên cứu ng bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy tình trạng giảm chiều cao liên quan đến những thay đổi lão hóa ở xương, cơ và khớp. Các đĩa đệm cột sống, những đệm giống gel nằm giữa các đốt sống, hoạt động như thiết bị giảm xóc, giữ cho lưng của người linh hoạt. Khi còn trẻ, 80% đĩa đệm chứa nước. Năm tháng trôi qua, đĩa đệm mất đi dịch nhờn, không chống chọi được với hao mòn tự nhiên và bị nén phẳng ra. Không gian giữa các khớp ở người bị thu hẹp, cột sống cũng ngắn lại.

Các chuyên gia tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai cho biết hầu hết người độ tuổi 60 bị thoái hóa đĩa đệm ở một mức độ nào đó.

Đây không phải lý do duy nhất con người giảm chiều cao sau tuổi trung niên. Cơ bắp cũng là yếu tố quan trọng. Bắt đầu ở tuổi 30, nhiều người mắc chứng giảm cơ, tức là mất khối lượng và sức mạnh cơ xương. Tình trạng này có thể khiến một người giảm từ 3% đến 5% khối lượng cơ thể sau mỗi thập kỷ, theo nghiên cứu của Harvard Health.

Đặc biệt, cơ thân (vốn có nhiệm vụ giữ lưng thẳng) bị suy yếu có thể gây ra tư thế khom lưng, khiến nhiều người trông thấp hơn.

Chiều cao giảm khi già đi, vòm bàn chân của nhiều người cũng bị dẹt do thoái hóa dây chằng, khiến chiều cao giảm đi vài milimet.

Nghiên cứu của JAMA cho thấy dù giảm chiều cao gây ra các vấn đề sức khỏe, song nó có thể là dấu hiệu của chứng loãng xương. Đây là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người Mỹ, làm tăng nguy cơ gãy xương cột sống hoặc gãy xương do nén.

Tình trạng này khiến cột sống xẹp xuống, làm chiều cao giảm. Hầu hết người bệnh không đau đớn ngay lập tức. Sau một thời gian, họ có triệu chứng đau lưng hoặc tê, ngứa ran phần lưng, đi lại khó khăn.

Chiều cao giảm khi già đi, vòm bàn chân của nhiều người cũng bị dẹt do thoái hóa dây chằng, khiến chiều cao giảm đi vài milimet.

Chiều cao giảm khi già đi, vòm bàn chân của nhiều người cũng bị dẹt do thoái hóa dây chằng, khiến chiều cao giảm đi vài milimet (Ảnh: Internet)

Chiều cao giảm có thể khiến chỉ số khối cơ thể (BMI) thay đổi. Nếu BMI tăng lên, một người dễ chuyển từ trạng thái khỏe mạnh sang thừa cân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng BMI tăng nhẹ do chiều cao giảm không tác động quá nhiều đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia, không có cách nào ngăn chặn tình trạng giảm chiều cao tự nhiên của cơ thể. Mọi người chỉ có thể tìm cách hạn chế tác động của nó.

Để giữ cột sống chắc khỏe, tư thế thẳng lưng, các chuyên gia khuyến cáo tránh gập bụng kiểu truyền thống. Động tác này có thể tạo áp lực lên lưng dưới. Thay vào đó, họ khuyến nghị tập plank và gập bụng kiểu abdominal crunches (hai tay vươn thẳng phía trước mặt).

Bài vận động Bơi lội

Bài vận động Bơi lội

“Nhiều người cho rằng tập thể dục có thể gây thoái hóa địa đệm, nhưng trên thực tế, sử dụng cơ và cột sống một cách hợp lý là lời cách tốt nhất để duy trì chiều cao”, Michele Bellatoni, giám đốc lâm sàng của bộ phận y học lão khoa tại Đại học Johns Hopkins, cho biết.

Nghiên cứu của Bỉ trước đó đã phát hiện tác động tích cực của việc tập thể dục đến chiều cao. Tiến sĩ Bellatoni khuyến khích bệnh nhân bảo vệ cột sống bằng các bài tập như đi bộ nhanh, bơi lội, Pilates và yoga. “Cơ bắp khỏe mạnh giữ cột sống thẳng, ngồi đúng tư thế giúp ngăn ngừa đau lưng và tăng cường cơ bụng”, bà nói.

Chìa khóa khác để bảo toàn chiều cao là bổ sung lượng Vitamin K2, Vitamin D, Arginine, Magie và canxi không lắng đọng.

(Tổng hợp)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng