Nhiều phụ huynh than con mình quá khó dạy, thay đổi vội khi xem câu chuyện của chuyên gia tâm lý này: Càng ngẫm càng thấm

Càng đưa ra cho con những tín hiệu tích cực, bạn càng tạo cho con mình lòng tự trọng, lòng dũng cảm và sự tự tin, dù đó là đứa bé trai hay gái, khó dạy dỗ đến mức nào.

Tôi đến nhà anh trai ăn tối vào tuần trước. Đứa cháu đang vui vẻ chào hỏi, thấy bố bước ra thì sắc mặt lập tức thay đổi. Cháu bước vào phòng, đóng sầm cửa lại một cái. Người bố chưa hết giận, giơ chân định đá vào cửa nhưng bị chị dâu ngăn lại.

Sau đó, tôi mới biết cháu trai tôi vừa tốt nghiệp tiểu học mấy ngày trước, đi họp lớp nhưng không nghe lời mẹ mà mãi đến khuya mới về. Anh trai thấy con bướng bỉnh nên đánh cháu. Bây giờ đã hai ngày trôi qua, cháu trai vẫn không chịu nói một lời với cha.

Anh trai tôi phàn nàn trong khi ăn: "Nó thậm chí còn chưa đến tuổi dậy thì nhưng đã bắt đầu chiến đấu chống lại người lớn. Nó cứng đầu và muốn gây hấn, nhìn cứ tưởng là cha chứ không phải là con mình. Chỉ muốn đẻ một đứa con gái cho dễ quản lý".

Trong trí nhớ của tôi, cháu trai tôi tuy dễ bốc đồng nhưng lại nghe lời và ấm áp với người khác. Ở trường, cậu bé là lớp trưởng được yêu thích nhất, ở nhà, cháu là anh cả mà lũ trẻ đua nhau chơi cùng. Tôi luôn mong con gái mình có thể giống như cháu, vui vẻ, lạc quan, tràn đầy năng lượng tích cực.

 Nhiều phụ huynh than con mình quá khó dạy, thay đổi vội khi xem câu chuyện của chuyên gia tâm lý này: Càng ngẫm càng thấm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nhưng, tại sao trong mắt anh, con trai mình chỉ toàn là khuyết điểm?

Muốn con trai nam tính, ngay thẳng nhưng cũng muốn con ngoan ngoãn, nề nếp như con gái có lẽ là điều "mơ ước" mà cha mẹ nào cũng từng mắc phải. Nhưng thật ra không phải là không thể, chỉ là kỷ luật con trai cần tìm đúng phương pháp.

Con trai khó kiểm soát, thực tế, nghiên cứu khoa học đã khẳng định từ lâu. Học giả người Anh Geof Harman từng nói: "Bé trai 5 tuổi chỉ có thể phát triển các vùng ngôn ngữ của não bộ ở mức độ của bé gái 3 tuổi rưỡi. 11 tuổi, kỹ năng nói và đọc viết của trẻ trai chậm hơn trẻ gái 6 tháng. Các bé trai đặc biệt tụt hậu về khả năng tự chủ và phát triển ngôn ngữ".

Tại sao con trai lại thường khó dạy dỗ và quản lý hơn?

Muốn quản lý tốt một cậu bé, điều kiện tiên quyết lớn nhất là phải hiểu tâm sinh lý, tôn trọng đặc điểm và phù hợp với sự phát triển của trẻ.

1. Thể tích callosum trong não bé trai quá nhỏ

Vỏ thể tích callosum là một bó sợi trong não người kết nối não trái và não phải. Nó phụ trách việc trao đổi thông tin giữa não trái và não phải, trung tâm ngôn ngữ và trung tâm cảm xúc. Thể tích callosum ở trẻ em trai nhỏ hơn đáng kể so với trẻ em gái.

Điều này cũng dẫn đến khả năng xử lý thông tin chéo giữa hai bán cầu đại não của trẻ em gái nhiều hơn và khả năng hoàn thành đồng thời nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Con trai chỉ có thể làm một việc tại một thời điểm.

Vì vậy, nếu cha mẹ đưa ra những yêu cầu khi con đang chơi hoặc đang làm việc gì đó, bé sẽ giống như "mất trí nhớ từng đợt", không nhớ hoặc nhớ rất tệ. Ngay cả khi cha mẹ giận đến mức "lên tăng xông", đứa trẻ vẫn ngây thơ và không biết gì.

2. Con trai có testosterone cao

Tiến sĩ Dobson, một chuyên gia giáo dục trẻ em trai nổi tiếng của Mỹ đã từng nói: "Testosterone, serotonin và amidan là 3 hormone sinh học quyết định tính khí của đàn ông và phụ nữ". Testosterone thực chất là một hormone steroid giúp nam giới phát triển toàn vẹn nền tảng thể chất, nâng cao tinh thần phiêu lưu mạo hiểm và sở thích của họ.

Vì vậy, thay vì tuân theo các quy tắc, cậu bé càng muốn thử thách. Đồng thời, mức độ serotonin ở các bé trai cũng tương đối cao, khoảng 1,5 lần so với các bé gái cùng tuổi. Điều này giúp các chàng trai dễ dàng quên đi "nỗi đau", đồng thời khả năng mắc lỗi lần nữa gần như là 100%.

 Nhiều phụ huynh than con mình quá khó dạy, thay đổi vội khi xem câu chuyện của chuyên gia tâm lý này: Càng ngẫm càng thấm - Ảnh 2.

3. Vỏ não trước của bé trai phát triển chậm

Vỏ não trước trán điều chỉnh quá trình ra quyết định và tự kiểm soát. Vỏ não trước của trẻ em trai phát triển muộn hơn trẻ em gái vài năm, vì vậy trẻ em trai dễ bốc đồng, tức giận và đối đầu với cha mẹ, cả trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên.

Họ sẽ ít có khả năng quản lý và kiểm soát cảm xúc của mình hơn so với các bé gái, và cũng kém hiểu biết hơn về mặt xã hội và tình cảm. Khi đối mặt với các tranh chấp, họ hoặc là hung hăng hoặc im lặng và thu mình lại.

Nếu cha mẹ phớt lờ cảm xúc và kỷ luật con một cách thô bạo, điều đó không chỉ kích thích cảm giác nổi loạn từ con mình mà còn khiến khả năng biểu đạt vốn dĩ đã không tinh tế của các bé trai trở nên khó khăn hơn.

Đối mặt với những đứa trẻ khó tính, chúng ta có thực sự bất lực?

Todd, một chuyên gia về tâm lý trẻ em và vị thành niên, đã từng kể một câu chuyện trong cuốn sách ảnh: Edward - Cậu bé đáng sợ nhất thế giới. Mở đầu câu chuyện, Edward là một cậu bé rất bình thường, không khác gì những người khác.

Tuy nhiên, đôi khi cậu bé đá mọi thứ, gây ồn ào, bắt nạt trẻ em, trêu chọc động vật nhỏ và thực hiện tất cả các hành vi không được hoan nghênh. Vì vậy, những người xung quanh chê bai: "Edward, cậu là cậu bé thô lỗ nhất, ồn ào nhất, bẩn thỉu nhất trên thế giới!". Không lâu sau khi nghe lời nhận xét này, Edward ngày càng trở nên thô lỗ, om sòm và lầm lì, cuối cùng trở thành thứ mà mọi người gọi là "cậu bé đáng sợ nhất".

Vào một ngày, Edward đang đi bộ xuống phố và dùng chân đá vào chậu hoa. Chậu hoa bị đập vỡ trước mặt một ông già đang đi qua, ông không la mắng mà cười nói với Edward: "Những bông hoa cháu trồng rất dễ thương". Edward choáng váng, đây là lần đầu tiên cậu được khen ngợi. Kể từ đó, Edward đã yêu thích trồng hoa, và nhờ chăm chỉ học tập và rèn luyện, cậu bé đã rất thành thạo.  Dần dần, mọi người trong làng đến nhờ Edward giúp họ trồng hoa.

Không mất nhiều thời gian để cậu bé từng được mệnh danh là "đáng sợ nhất" này bắt đầu chăm sóc những con vật nhỏ, quan tâm đến các bạn cùng lớp, yêu lao động, và trở thành cậu bé đáng yêu nhất trong mắt mọi người. Phép thuật khiến Edward thay đổi thực chất là "hiệu ứng Rosenthal", còn được gọi là "lời tiên tri tự hoàn thành".

 Nhiều phụ huynh than con mình quá khó dạy, thay đổi vội khi xem câu chuyện của chuyên gia tâm lý này: Càng ngẫm càng thấm - Ảnh 3.

Năm 1960, Rosenthal, một tiến sĩ tâm lý học của Đại học Harvard đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở California. Ông yêu cầu hiệu trưởng nói với hai giáo viên:

"Các bạn là những giáo viên giỏi nhất trong ngôi trường này. Để khen thưởng, nhà trường đã đặc biệt chọn ra một nhóm học sinh sáng giá nhất để bạn dạy dỗ trong năm nay. Hãy nhớ rằng, những học sinh này có chỉ số IQ cao hơn các bạn cùng lứa tuổi".

Hiệu trưởng cũng nhiều lần hối thúc phải dạy dỗ các em như bình thường, không để các em và phụ huynh biết mình được chọn đặc cách. Hai giáo viên mừng lắm, một năm sau điểm của học sinh hai lớp này đứng nhất trường, cao hơn rất nhiều so với điểm của các lớp khác.

Nhìn thấy điều này, tôi tin rằng nhiều bậc cha mẹ sẽ nghĩ trong lòng: "Đương nhiên, một người thầy tốt với một học sinh giỏi lại càng có sức mạnh. Điểm kém làm sao được?". Nhưng sự thật gây sốc.

Những học sinh được gọi là thông minh nhất này thực sự không có chỉ số IQ cao hơn những học sinh khác. Hơn nữa, hai giáo viên này không phải là giáo viên giỏi nhất trường, họ được chọn ngẫu nhiên từ các giáo viên.

Điều đó có nghĩa là mọi người đều có thể thành công, tùy thuộc vào việc những người xung quanh có mong đợi anh ta cũng như họ làm những người tốt hay không. Chính kỳ vọng của nhà trường đối với giáo viên và kỳ vọng của giáo viên đối với học sinh đã khiến cho giáo viên và học sinh có một loại động lực cầu tiến để thay đổi và hoàn thiện bản thân.

Vì vậy, Rosenthal nói:

"Mọi đứa trẻ đều có thể trở thành một thiên tài phi thường, nhưng khả năng này phụ thuộc vào việc liệu cha mẹ và giáo viên có thể kỳ vọng và yêu mến những đứa trẻ này như những thiên tài hay không".

Sự kỳ vọng, tin tưởng và yêu thương của cha mẹ có thể góp phần giúp trẻ trưởng thành và thay đổi, thậm chí trở thành chìa khóa thành công của trẻ. Một đứa trẻ tiếp tục nhận được những kỳ vọng tích cực sẽ không ngừng phát triển.

Chuyên gia tâm lý Todd nói rằng trong câu chuyện của Edward, ẩn chứa "ba chìa khóa" để thay đổi những đứa trẻ:

1. Bỏ qua những thiếu sót và hành vi sai trái của con bạn và giải thích chúng theo hướng tích cực. Khi Edward đá vào lọ hoa, người ông không để ý đến hành vi đạp lọ hoa của cậu mà chú ý đến những bông hoa xinh đẹp trong lọ hoa, đó là chìa khóa đầu tiên.

Trong cuộc sống, những hành động của nhiều trẻ em "đầu gấu" thực sự ẩn chứa những điều bất ngờ. Trẻ có tính khí nhỏ nhen cho thấy trẻ biết cách đối xử tốt với bản thân; Có đứa nhỏ ích kỷ, biểu thị không cần lấy lòng người khác; Một đứa trẻ có thể khóc và la hét chứng tỏ trẻ đã không kìm nén được cảm xúc của mình; Một đứa trẻ biết nói lại chứng tỏ trẻ đã không ngừng suy nghĩ độc lập.

Khi bạn nhìn thấy điểm sáng ở con mình, trẻ chắc chắn có thể nhìn thấy điều đó trong mắt bạn, bản thân tuyệt vời và tỏa sáng.

2. Khi hành vi của con bạn tạo ra kết quả như bạn mong đợi, hãy khuyến khích trẻ kịp thời: Khi Edward cố gắng trồng hoa, mọi người bắt đầu khen ngợi và động viên Edward, đồng thời nhờ cậu giúp đỡ. Carnegie từng nói: "Cách để phát huy những điều tốt nhất ở một người là thông qua sự khuyến khích và đánh giá cao".

Sự khích lệ và khen ngợi kịp thời từ cha mẹ là chi phí thấp nhất để khiến trẻ trở nên xuất sắc.

3. Đề cao những phẩm chất của con bạn thay vì biến nó thành người mà bạn muốn nó trở thành: Vào cuối câu chuyện, mặc dù Edward đáp ứng các tiêu chuẩn của một cậu bé dễ thương trong suy nghĩ của mọi người, nhưng anh ấy đôi khi hơi hành xử hung hăng và có chút "bẩn thỉu". Edward vẫn là Edward như vậy, anh không hoàn toàn thay đổi bản thân để đáp ứng kỳ vọng của mọi người.

 Nhiều phụ huynh than con mình quá khó dạy, thay đổi vội khi xem câu chuyện của chuyên gia tâm lý này: Càng ngẫm càng thấm - Ảnh 4.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập với những mong muốn của riêng mình, và những kỳ vọng của cha mẹ không thể thay thế sự trưởng thành của trẻ.

Có một câu tục ngữ rằng: "Bạn có thể dẫn ngựa đến vũng nước, nhưng bạn không thể ép nó uống". Giáo dục con cái cũng vậy.

Cách giáo dục thành công nhất của cha mẹ không phải là ép trẻ "từ cỏ nhỏ mọc thành cây lớn", mà là chấp nhận sự không hoàn hảo của trẻ, tôn trọng mong muốn của trẻ và cố gắng giúp trẻ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Nhà giáo dục Liên Xô Suhomlinsky đã từng đưa ra một khẩu hiệu nổi tiếng: "Hãy để mọi đứa trẻ đều ngẩng cao đầu bước đi". Chỉ bằng cách luôn khuyến khích trẻ, khẳng định trẻ và để trẻ cảm thấy mình là người tốt và đáng được yêu mến trong trái tim, trẻ sẽ phát triển ý thức về giá trị bản thân, sức mạnh bên trong của trẻ sẽ được khơi dậy, và trẻ sẽ có quyết tâm và động lực phấn đấu.

Bạn càng đưa ra cho con những tín hiệu tích cực, bạn càng tạo cho con mình lòng tự trọng, lòng dũng cảm và sự tự tin, dù đó là đứa bé trai hay gái, khó dạy dỗ đến mức nào.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng