Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con vượt qua khó khăn trong cuộc sống
Bảo vệ trẻ quá nhiều đôi khi có thể phản tác dụng.
Bảo vệ con khỏi những khó khăn và gian khổ trong cuộc sống là một nhiệm vụ bất khả thi. Khi chúng ta biết điều này trong sâu thẳm, nhiều bậc cha mẹ vẫn cố gắng bảo vệ con của họ dù biết rằng cuộc sống khó khăn và đáng sợ như thế nào. Mặc dù điều này là tự nhiên – thậm chí có thể là cơ chế để cha mẹ tự xoa dịu bản thân – đây chính là điều cha mẹ kỳ vọng và rốt cuộc là không vì lợi ích tốt nhất của con cái chúng ta. Điều này đúng bởi vì nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi đứa trẻ là học cách cân bằng giữa tâm lý, tư duy và khả năng đương đầu trước những “sóng gió” trong cuộc sống.
Rõ ràng rằng việc rèn luyện sức chịu đựng đối với nỗi buồn và sự đau khổ giúp trẻ có thể cảm thấy an toàn và vui vẻ hơn trong thời thơ ấu, ngay cả khi mọi thứ khó khăn và đáng sợ. Khả năng chịu đựng khó khăn này sau đó có thể trẻ ở tuổi trưởng thành khi trẻ phấn đấu cho cuộc sống có ý nghĩa, thành công và thú vị, ngay cả khi mọi thứ khó khăn và đáng sợ. Để xây dựng khả năng cứng rắn về mặt cảm xúc, trẻ em cần cảm thấy an tâm trong mối quan hệ với cha mẹ rằng chúng sẽ được sự giúp đỡ trong tất cả những khoảnh khắc khó khăn.
Khi cha mẹ bảo vệ con quá nhiều trước những cảm giác khó khăn và những biến cố trong cuộc sống, điều đó có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến con cái của họ. Nó có thể tước đi cơ hội của con để học cách xử lý những cảm xúc này khi những tình huống khó khăn nảy sinh. Nó cũng có thể gây ra khoảng cách trong mối quan hệ cha mẹ – con cái. Khi con cái chắc chắn cảm thấy khó khăn, chúng có thể tin rằng chúng đang làm cha mẹ thất vọng. Trẻ cũng có thể cảm thấy lo lắng rằng cha mẹ đang làm chúng thất vọng khi không giữ cho chúng được an toàn khi có điều gì đó khiến chúng đau khổ về mặt tinh thần.
Một số người có thể cho rằng, “Đúng, nhưng trẻ em không nên biết về chiến tranh! Có thể không sao khi dạy trẻ em về những con vi trùng, nhưng không phải bệnh tật và cái chết! ” Mặc dù đúng là trẻ em không nên phải ganh đua quá nhiều – không ai nên làm vậy – đó cũng không phải là thực tế, và điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm cho con mình là giúp chúng chấp nhận thực tế. Chúng ta làm điều này bằng cách nói cho trẻ biết sự thật.
Một trong những bệnh nhân của tôi, Mary, đã dành năm đầu tiên của đại dịch Covid-19 làm mọi thứ có thể để đánh lạc hướng và bảo vệ cô con gái sáu tuổi của mình khỏi bất kỳ loại lo lắng Covid nào, nhưng không thành công. Con gái của cô trở nên quá lo lắng khi đi bất cứ nơi nào xa lạ, mặc dù Mary đã cố gắng che giấu sự lo lắng của chính mình về việc lây nhiễm vi-rút. Trong khi tôi và cô ấy dành nhiều giờ để thảo luận về nỗi sợ hãi của chính cô ấy, cô ấy không thể hiểu được nỗi sợ hãi của con gái mình. cô ấy hay hỏi “Tại sao con tôi sợ đi ra ngoài? Tôi luôn nói với con mình rằng chúng ta sẽ chỉ đến những nơi an toàn. Tôi nói với con rằng không có gì phải lo lắng. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với con về nỗi sợ hãi của con. Tôi chỉ không muốn đề cập đến nó!” Khi tôi hỏi Mary về cảm xúc của con gái cô ấy, cô ấy nói: “Con bé không nói gì, chỉ nói rằng nó không muốn đi và ngây đơ ra nhìn tôi. Tôi nói với con rằng không có gì phải sợ. Tất cả đều ổn.”
Trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và kinh nghiệm của cha mẹ và những diễn biến chung xung quanh chúng, chúng sẵn sàng, thậm chí còn háo hức được trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực. Chỉ cần lướt nhanh qua danh sách những câu chuyện được trẻ em yêu thích nhất có thể chứng minh cho điều này: truyện cổ Grimms có nhiều chủ đề về bỏ mặc trẻ và cái chết; Nhiều cuốn sách của Maurice Sendak nói về sự tức giận và khinh thường của con cái và cha mẹ; và hầu như các bộ phim của Disney đều mô tả chiến tranh và cái chết của cha mẹ. Một bầu không khí căng thẳng và lo lắng bị che lấp bởi sự bảo đảm của cha mẹ và người chăm sóc rằng “mọi thứ đều ổn” không chỉ làm mất khả năng và sự sẵn sàng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống của trẻ mà còn khiến chúng cảm thấy đơn độc, bất an, mất kiểm soát và có lẽ nghi ngờ trải nghiệm thực tế của cha mẹ mình.
Câu hỏi là: Làm thế nào để chúng ta giúp con cái chúng ta hiểu về thế giới ngay bây giờ? Câu trả lời là: Chúng ta hãy chấp nhận cảm xúc của con và chúng ta giúp con nói về điều đó theo cách phản ánh đúng sự thật.
Bạn có thể đã thấy cách con bạn thể hiện những cách khác nhau khi con lo lắng về cá nhân, xã hội, chính trị và các vấn đề toàn cầu. Trẻ có thể tỏ ra tức giận hơn bình thường; hoặc trẻ ít quan tâm đến việc thử những điều mới; hoặc có thể trẻ đã nâng cao nhận thức về những nguy hiểm xung quanh họ; hoặc đang sợ hãi chiến tranh.
Bất cứ hành vi hay cách giao tiếp nào mà con bạn thể hiện với bạn, hãy chấp nhận tất cả chúng như những phản ứng hợp lý cho những tình huống căng thẳng. Giúp trẻ nói lên cảm xúc của chúng. Bạn có thể cảm thấy tự nhiên khi nói: “Đừng sợ, không sao đâu” hoặc “Thay vào đó hãy nói về điều gì đó hay ho”, điều này có thể xoa dịu bạn, cho cha mẹ, nhưng nó có thể gây nhiều áp lực cho con bạn khiến con nghi ngờ và phủ nhận thực tế. Ngoài ra, con bạn có thể cảm thấy rằng chúng đã sai khi có những cảm xúc này. Mặc dù hành vi không mong muốn hoặc chủ đề của cuộc trò chuyện có thể bị giảm bớt hoặc loại bỏ trong thời gian ngắn, con bạn có thể vẫn cảm thấy sợ hãi hoặc tức giận nhưng có thể không cảm thấy thoải mái khi thể hiện điều đó vì sợ bạn thất vọng hoặc cố gắng trở thành một đứa trẻ “tốt hơn” trước mặt bạn.
Dù khó khăn, hãy cố gắng loại bỏ áp lực này đối với con bạn và chính bạn. Cho con bạn không gian để cảm thấy sợ hãi, tức giận hoặc buồn bã. Hãy để bản thân bạn cũng cảm nhận được những cảm giác này. Thử nghiệm với việc đồng ý: “Con nói đúng! Thật đáng sợ! Mẹ cũng thấy tức giận và buồn bã”. Bởi vì đó là sự thật: Bạn sợ hãi, buồn bã và tức giận, và mọi thứ thật đáng sợ. Con bạn cần biết rằng bạn có thể giúp chúng có cảm xúc của chúng mà không sợ cảm xúc của chúng làm tổn thương một trong hai người. Trẻ học được điều này bằng cách tin rằng cha mẹ chúng có thể chấp nhận cả cảm xúc của chính mình và của con.
Khi tôi lần đầu tiên hỏi bệnh nhân của mình, Mary rằng liệu đứa con gái sáu tuổi của cô ấy có sợ cô ấy không, cô ấy đã suýt không tiếp tục đến trị liệu nữa. Điều này có thể hiểu được. Không ai đi trị liệu để bị buộc tội làm tổn thương con mình. Mặc dù đó không phải ý định của tôi, nhưng điều đó có thể có lợi cho các bậc cha mẹ là hãy chuẩn bị cho những gì con của họ cần họ nói với chúng, và cha mẹ cũng hiểu rõ về bản thân của chính mình hơn. Điều này rất quan trọng vì cha mẹ càng cảm thấy thoải mái khi có cảm xúc của riêng mình, thì họ càng được trang bị tốt hơn để giúp con mình vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mà không cố gắng thay đổi cảm xúc của con.
Cuối cùng khi Mary đã có thể hỏi con gái mình, “Mẹ đang làm gì khiến con sợ hãi?” Câu trả lời của con gái khiến cô sửng sốt và khiến cô rơi nước mắt: “Con sợ rằng mẹ sẽ nổi điên nếu con cho mẹ thấy con rất sợ.” Mary kinh ngạc. Cô đã dành rất nhiều thời gian và năng lượng để che giấu những lo lắng của bản thân về Covid với con gái và không nhận ra rằng con gái cô cảm thấy ức chế khi mẹ mình cố gắng che giấu cảm xúc thật. Khi nhìn lại, Mary có thể thấy rằng — mặc dù chưa bao giờ tỏ ra giận dữ đối với con gái vì sợ hãi —cô ấy đã cố gắng luôn thay đổi cảm xúc của con gái mình. Thay vì thừa nhận và tôn trọng nỗi sợ hãi của con gái – và của chính con mình, cô đã gửi cho con gái mình thông điệp rằng mình không thể quản lý cảm xúc của con gái mình – hoặc của chính mình. Mary kể từ đó đã giảm bớt việc “bảo vệ” trạng thái cảm xúc của con gái mình — và của chính cô — và con gái cô đã bắt đầu tỏ ra thích thú hơn với việc đến những nơi mới. Giờ đây, con gái của Mary cảm thấy thoải mái hơn với niềm tin được tìm lại rằng mẹ sẽ chấp nhận những lo lắng của cô, bất kể cuộc sống có khó khăn và đáng sợ như thế nào.
Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
Xem thêm