Gia đình hạng 3 nuôi dạy những đứa trẻ kém cỏi, hạng 2 dạy con thành "trẻ khổng lồ", hạng nhất dạy con xuất sắc: Bạn là gia đình số mấy?
Phải biết rằng, mỗi một đứa trẻ có phẩm chất đạo đức, học hành, công việc ưu tú, đằng sau đều không thể thiếu sự ra sức nâng đỡ của gia đình.
Có một câu nói cũ: Gia đình là trường học đầu tiên còn cha mẹ là giáo viên đầu tiên của trẻ. Trong cuộc sống của một đứa trẻ, gia đình luôn có ảnh hưởng hàng đầu. Những gia đình không giống nhau, đem lại cho con cái những cuộc đời không giống nhau.
Các gia đình hạng ba nuôi dưỡng con cái của họ thành đứa trẻ kém cỏi
Có một tin tức đau lòng trước đây.
Chàng trai 22 tuổi ở Trung Quốc Trần Vũ, một đứa trẻ cô đơn, không thích giao tiếp với mọi người. Sau đó, cha mẹ đưa anh đi du học, hai năm ra nước ngoài mất gia đình 2 triệu nhân dân tệ (khoảng gần 7 tỷ đồng) vẫn chưa tốt nghiệp.
Không chỉ vậy, anh trốn ở nhà chơi game mỗi ngày, thậm chí còn cần bà nội cho ăn. Cứ thế, cậu trai trẻ sống ngày qua ngày như một "kẻ thua cuộc". Không chỉ không có tiến bộ trong học tập và trong công việc, khả năng chăm sóc bản thân cũng vô cùng thiếu sót.
Cư dân mạng nói rằng anh chàng này là một người con vô dụng, nhưng mỗi đứa trẻ không phải vốn sinh ra đã là như vậy. Cuối cùng, vấn đề của đứa trẻ là vấn đề gia đình.
Cha mẹ Trần Vũ ly dị khi mới 10 tuổi, anh sống với bà nội. Thế hệ cũ luôn đặc biệt cưng chiều con cái, bà nội rất sợ Trần Vũ cảm thấy thiệt thòi, luôn chiều chuộng và bênh vực cháu hết mực.
Mà cha mẹ Trần Vũ từ sau khi ly hôn, mỗi người lập gia đình mới, đối với việc con cái vô cùng bỏ bê. Người cha mặc kệ, người mẹ phần lớn thời gian đều phấn đấu cho sự nghiệp. Sau này cô tự trách mình: Sự thành công trong sự nghiệp của cô không thể bù đắp cho sự thất bại của cô trong giáo dục con cái.
Thật không may, cuộc sống của đứa trẻ không thể được lặp lại, và trong 20 năm quan trọng nhất của mình, cha mẹ của Trần Vũ đã không thực hiện trách nhiệm giáo dục của họ.
Chúng ta không thể oán trách bà nội quá cưng chiều cháu trai, đem nhiệm vụ nuôi dạy con cái đều giao cho thế hệ trước, bản thân chính là lỗi của cha mẹ. Ngay cả khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, một mối quan hệ huyết thống không thể bị phá vỡ, đứa trẻ không nên chịu trách nhiệm về quyết định của cha mẹ và bị bỏ rơi.
Trên thực tế, trong cuộc sống thực, cha mẹ vô trách nhiệm không phải là một thiểu số.
Một số bậc cha mẹ ủng hộ cái gọi là "giáo dục hạnh phúc", đứa trẻ muốn làm thì làm, không bao giờ nghiêm túc suy nghĩ về phương pháp giáo dục nào thực sự phù hợp với con. Cứ một mực buông bỏ, nhưng cuối cùng đổ lỗi cho đứa trẻ không tốt.
Một số cha mẹ coi điện thoại di động là "người giữ trẻ thay thế", bởi vì nhiều trẻ em có thể im lặng nếu họ mang theo điện thoại di động, nhưng về lâu dài, khi con cái phụ thuộc vào điện thoại di động, cha mẹ bắt đầu hoảng loạn.
Không có đứa trẻ muốn trở nên kém cỏi, không có gia đình nào có ý định bỏ bê cuộc sống của con cái họ ngay từ đầu, nhưng trong quá trình giáo dục gia đình, chính sự "lười biếng" trong suy nghĩ và hành động của cha mẹ đã dẫn tới kết cục không mong muốn.
Các gia đình hạng hai nuôi dạy con cái của họ thành một "đứa trẻ khổng lồ"
Cách đây không lâu, có một tin tức đã làm "nổ tung" mạng xã hội.
David, 48 tuổi, từ nhỏ đã là một "học bá", học đại học thuộc 985, là thạc sĩ ở trường đại học nổi tiếng nước ngoài. Trên lý thuyết, thành tích này rất xuất sắc, công việc tất nhiên cũng vô cùng khả quan.
Nhưng kể từ khi trở về sáu năm trước đây, anh ta chỉ suốt ngày ở nhà, ngủ vào ban ngày, chơi game vào ban đêm và từ chối đi ra ngoài để làm việc. Tất cả tiền chi tiêu trong gia đình chỉ là 3.500 nhân dân tệ (khoảng 12 triệu đồng) lương hưu của người mẹ 82 tuổi và 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng) chi phí điều trị bệnh tiểu đường của bà.
Người mẹ già thúc giục con trai đi làm mỗi ngày, nhưng cậu không lắng nghe. Sau đó bất đắc dĩ, mới đưa con trai ra tòa. Tuy nhiên, bà phát hiện ra rằng ngay cả khi giành phần thắng, con trai bà cũng sẽ không đi ra ngoài làm việc.
Người mẹ già lau nước mắt và nói: "Phương pháp giáo dục của tôi ngay từ đầu đã sai lầm. Đứa trẻ luôn được phục vụ mọi thứ sẵn sàng khi còn nhỏ vàđã quen với nó. Đó là lỗi của tôi".
Một câu đơn giản, nhưng quá cay đắng.
Rõ ràng 48 tuổi, người bình thường đã sớm kết hôn sinh con, trở thành lực lượng nòng cốt của gia đình, bắt đầu tiếp nhận trách nhiệm nuôi dạy con cái. Trong khi đó người đàn ông này tiêu lương hưu của mẹ già, không biết xấu hổ, thậm chí còn bất cần khi bị bàn tán.
Một số người nói rằng nỗi buồn lớn nhất của giáo dục gia đình là trả chi phí cho tất cả mọi thứ của trẻ nhưng không nuôi dưỡng một đứa trẻ biết ơn. Gốc rễ của nỗi buồn này là cha mẹ, và những người cuối cùng trở thành nạn nhân là cha mẹ và con cái của thế hệ sau.
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Lão hóa Trung Quốc đã thống kê có khoảng 30% người lớn dựa vào cha mẹ để chi tiêu một phần hoặc thậm chí toàn bộ chi phí sinh hoạt. Bạn sẽ thấy rằng hiện tượng "em bé khổng lồ" không phải là hiếm trong cuộc sống. Cha mẹ cố gắng cung cấp cho con cái của họ trường học tốt nhất, điều kiện vật chất tốt nhất, nhưng cuối cùng họ phải tiếp tục hỗ trợ con cái lúc trưởng thành.
Trong số đó, có một đứa trẻ có một phần trách nhiệm, nhưng trách nhiệm lớn hơn vẫn đến từ gia đình.
Tiểu thuyết gia người Anh Locke. W.J. nói: Bạn càng sớm đối xử với con trai mình như một người đàn ông, anh ta càng sớm trở thành một người đàn ông.
Nếu mọi thứ đều là thói quen của một đứa trẻ, đứa trẻ sẽ không bao giờ phát triển, không bao giờ trở thành một người lớn thực sự.
Các gia đình hạng nhất nuôi dưỡng con cái của họ thành những tài năng độc lập và xuất sắc
Bạn còn nhớ tài nữ Võ Diệc Kiều không?
16 tuổi cô đã tỏa sáng tại CCTV "Đại hội thơ từ Trung Quốc". Với sức mạnh mạnh mẽ và tâm lý bình tĩnh, đã đạt được điểm số cao nhất kể từ khi bắt đầu phát sóng đại hội thơ từ, giành được quán quân, được mọi người trìu mến ca ngợi là "tài nữ quốc gia". Cách xử sự thì rất lễ độ, nói chuyện có lý có tình, ứng xử bình tĩnh và thông minh trước mọi tình huống: Không lo lắng, không kiêu ngạo, không nản lòng, không thỏa hiệp.
Trong học tập, cô rất chăm chỉ, cũng rất tự kỷ luật, không chỉ có điểm Văn mà điểm Khoa học cũng rất tốt, kỳ thi tuyển sinh Đại học Thượng Hải cô thi 613 điểm/660 điểm.
Khi còn nhỏ, mỗi khi con buồn bã vì đạt điểm số không tốt, cha mẹ Võ Diệc Kiều sẽ đưa cô đến thăm bạn bè, ở những gia đình có kinh nghiệm giáo dục. Họ cùng con nhập vai vào những cốt truyện nổi tiếng, sáng tạo ra những kết thúc chuyện khác nhau.
Và ngay cả khi công việc rất bận rộn, người bố cũng sẽ không sử dụng điện thoại di động sau 4:30 chiều mỗi ngày để làm gương cho con cái.
Bạn sẽ tìm thấy ngày càng nhiều người xuất sắc như vậy ở khắp mọi nơi. Sự xuất sắc này hầu hết đề bắt nguồn từ việc nuôi dưỡng trong gia đình. Tống Khánh Linh từng nói: Tính cách và tài năng của đứa trẻ, suy cho cùng là chịu ảnh hưởng của gia đình, cha mẹ.
Trong thực tế, bất kỳ gia đình bình thường có thể làm những điều này, nhưng không phải cha mẹ nào cũng có thể buộc mình phải phát triển cùng với con cái của họ. Chúng ta đã quen với việc thúc giục trẻ em học tập chăm chỉ bằng lời nói, nhưng hiếm khi có thể cung cấp cho trẻ em hướng dẫn thực sự trong hành vi.
Nếu bạn muốn con bạn trở thành một người độc lập và tài năng, hãy cố gắng cải thiện tầm nhìn và kiến thức của bạn, tìm hiểu thói quen hàng ngày của các gia đình tuyệt vời, ảnh hưởng đến con bằng hành động thực tế.
Phải biết rằng, mỗi một đứa trẻ có phẩm chất đạo đức, học hành, công việc ưu tú, đằng sau đều không thể thiếu sự ra sức nâng đỡ của gia đình. Cha mẹ thay đổi suy nghĩ, làm tấm gương cho con cái, cùng con cái trưởng thành trong hạnh phúc, mang tới cho chúng một môi trường gia đình tốt đẹp và tích cực, mới là phương thuốc giáo dục ra những người con ưu tú tốt nhất.
Theo Sohu
Xem thêm