Bi kịch của một "con nhà người ta": Học lực xuất chúng nhưng “cái tôi” cao, vô tình trở thành kẻ ăn bám bố mẹ suốt 9 năm

Vì không muốn làm việc lương thấp nên người đàn ông này đã đánh mất cả tương lai của chính mình.

Sinh ra trong một ngôi làng nghèo khó ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, Liu Qi (sinh năm 1984) sớm bộc lộ năng khiếu học tập xuất chúng hơn hẳn những bạn bè cùng trang lứa. Hiểu hoàn cảnh của gia đình, bố mẹ Liu đã quyết định đi làm thuê ở tỉnh khác với hi vọng mang lại thu nhập tốt hơn cũng như con trai có cơ hội học tập tốt hơn. Tất nhiên, vì không muốn làm phụ lòng bố mẹ, Liu đã cố gắng học tập và luôn đạt những thành tích tốt nhất.

Trở thành tấm gương học tập cho nhiều bạn khác nhưng thực tế cuộc sống không có bố mẹ luôn kề cạnh, Liu Qi dần hình thành lối sống khép kín, không muốn giao lưu nhiều với những người xung quanh, thậm chí chẳng có bạn học nào là thân thiết, tri kỉ.

Năm 2002, với số điểm 654/750, Liu trở thành thủ khoa ban Tự nhiên của tỉnh Hồ Nam. Tin tốt lan rộng, Liu trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông, người trong làng cũng hòa cùng niềm vui này. Bố mẹ Liu muốn con trai theo đuổi con đường Khoa học Kỹ thuật nhưng Liu lựa chọn Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, bước vào đại học, Liu lại trở thành người "bình thường", học lực không còn xuất sắc như trước. Tốt nghiệp Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, Liu bắt đầu tìm kiếm việc làm như những sinh viên khác cùng sự háo hức khôn nguôi. Trúng tuyển vào một doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thiểm Tây nhưng vì mới ra trường nên Liu chỉ giữ một chức vụ nhỏ, lương cũng không cao. Nhận thấy đây không phải là mơ ước của bản thân sau khi ra trường, Liu đã sớm xin nghỉ việc.

Bi kịch của một con nhà người ta: Học lực xuất chúng nhưng “cái tôi” cao, vô tình trở thành kẻ ăn bám bố mẹ suốt 9 năm - Ảnh 1.

Ở các thành phố lớn khác, Liu cũng bị từ chối vì thiếu kinh nghiệm, từ sâu bên trong cậu trạng nguyên năm nào cũng "héo mòn" hi vọng. 4 năm trôi qua, chẳng có gì khá khẩm. Năm 2011, về quê nhà chịu tang bà nội, Liu nói với bố mẹ muốn ở nhà nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần. Nhưng sau đó, Liu đã ở lại nhà tới 9 năm.

Nhìn thấy con trai như vậy, bố mẹ cũng khuyên nhủ Liu phải ra ngoài, thay đổi không gian, chỉ cần làm một ng việc bình thường cũng được. Thậm chí, bố mẹ nói Liu có thể xin làm ng việc bảo vệ gần nhà. "Chạm" vào cái tôi cao, Liu cảm thấy tự ái vì dù sao trước đây bản thân cũng đạt nhiều vinh hoa, không thể làm một ng việc hạ thấp danh dự như vậy. Bầu không khí trong nhà Liu cũng dần trở nên căng thẳng, Liu không chịu giao tiếp với ai.

Sau đó, bố mẹ đưa Liu đến bệnh viện tâm lý để thăm khám, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh về tâm lý ở mức độ nhẹ. Liu cảm thấy suy sụp khi nghe thấy kết quả. Thông tin này lan tới giới truyền thông, họ tới phỏng vấn và thuyết phục Liu khám bệnh một lần nữa. Lần này, Liu được chẩn đoán biến đổi tính cách do có quá nhiều áp lực đả kích, không phải bệnh về tâm lí.

Cũng trong khoảng thời gian này, Liu tự học thêm nhiều kiến thức về động cơ điện tử, cũng như chịu khó gửi đơn xin việc đến nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, độ tuổi không còn trẻ trung nữa nên chặng đường này dường như khó khăn hơn với Liu.

Bi kịch của một con nhà người ta: Học lực xuất chúng nhưng “cái tôi” cao, vô tình trở thành kẻ ăn bám bố mẹ suốt 9 năm - Ảnh 2.

Nguồn: Sohu.

Trí thức trẻ


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng