3 Tính cách chẳng giống ai khiến CEO Amazon ông Jeff Bezos thành công
Nhìn vào thành công của CEO – Jeff Bezos người sáng lập ra Amazon, trang bán lẻ hàng đầu thế giới ít ai biết được rằng ông đã không ít lần thất bại và thua lỗ.
Tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos suy nghĩ như thế nào?
Người ta vẫn thường đặt ra câu hỏi điều gì khiến ông trở nên nổi tiếng như ngày hôm nay? Câu trả lời có lẽ là nhờ Jeff Bezos sở hữu 3 tính cách dưới đây đã tạo nên thành công vang dội cho cả ông và Amazon.
1. Liều lĩnh và ưa mạo hiểm
CEO - Jeff Bezos được cho là người mạo hiểm và liều lĩnh nhất trong giới kinh doanh. Từ nhỏ ông của Jeff Bezos, Preston Gise đã truyền cảm hứng sáng tạo và giúp ông kiên trì theo đuổi con đường tri thức. Trong một bài diễn văn năm 2010, Jeff Bezos đã chia sẻ việc người ông của mình đã dạy: "Làm một người tốt thì khó hơn là làm một người thông minh".
Ông đặc biệt dành tình cảm cho bộ phim "Star Trek" (Du hành giữa các vì sao) đến nỗi mà ông còn định đặt tên trang web của mình kà MakeItSo.com thay vì Amazon. Make it so là lời thoại nổi tiếng của nhân vật thuyền trưởng Jean-Luc Picard trong Star Trek.
Lớn lên, học xong và ra trường ông được rất nhiều công ty có tiếng tăm săn đón vì có thành tích học tập xuất sắc. Một cánh của sự nghiệp rộng mở chào đón Jeff Bezos với chức Phó chủ tịch. Tuy vậy, ít ai biết rằng, chỉ với một ý tưởng được nảy ra, Jeff Bezos đã không chần chừ tạm gác bỏ chuyện sự nghiệp sang một bên - bước vào con đường kinh doanh đầy liều lĩnh và rủi ro.
Năm 1994, ông nhận ra rằng tốc độ tăng trưởng của Internet là 2.300%/năm. Ông nghĩ rằng Internet không khác gì "một thư viện khổng lồ" và là thị trường rộng lớn để các loại hình kinh doanh các sản phẩm ra đời. Ông lập ra một danh sách gồm 20 sản phẩm dễ bán nhất qua mạng và quyết định rằng sách là lựa chọn số 1. Amazon được thành lập từ đó, một trang web bán hàng online. Lúc bấy giờ, ông chủ của Jeff Bezos đã cho ông thêm 48 giờ suy nghĩ để đưa ra quyết định cuối cùng nhưng Jeff Bezos vẫn lựa chọn con đường ít an toàn hơn để theo đuổi đam mê của chính mình. Amazon ngày mới thành lập chỉ là một trang web nhỏ chuyên bán sách.
Điều đặc biệt so với các ông chủ khác, thành lập một doanh nghiệp để lấy lãi để làm giàu thì không ít người bất ngờ rằng trong vòng suốt 8 năm thành lập, Amazon không hề đem lại một đồng lãi nào. Jeff Bezos còn chi tiền để mua hơn 1 triệu đầu sách để sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Đây là một quyết định quá liều lĩnh và dại dột. Thay vì tìm cách nào để kiếm lời nhanh nhất, Jeff Bezos lại tung ra chiến lược đánh trúng tâm lý và lợi ích khách hàng bằng cách ông đưa ra những ưu đãi như mơ, gửi sản phẩm miễn phí và giao hàng tận nhà và đúng hạn cho tất cả các khách hàng. "Sự hào phóng" của Jeff Bezos không phải CEO nào trên thế giới cũng dám làm.
Không phụ lòng của ông chủ tài ba và đầy tham vọng này, năm 2003 doanh thu của Amazon đạt 5 tỷ USD tăng 34% và tiếp tục tăng mạnh vào những năm sau đó. Đúng như cái tên mà ông đã đặt cho trang web của mình Amazon - con sông lớn nhất thế giới - trang web đã vươn ra toàn cầu và đang chiếm lĩnh một vị trí không thể thay thế trong kinh doanh bán hàng online.
2. Sự "điên rồ" không giới hạn
Người ta vẫn thường cho rằng những người làm kinh doanh phải "điên" một tí thì mới có thể thành công. "Điên" ở đây là điên trong cách suy nghĩ, "điên" trong ý tưởng, "điên" trong cách đưa ra những quyết định không ai dám, "điên" khi bị tất cả mọi người đánh giá sẽ thất bại nhưng vẫn cứ làm. Jeff Bezos là một minh chứng cho một người "điên". Ông "điên" vì không ai làm ăn mà trong vòng 8 năm không có lời lãi, ông "điên" khi đầu tư vào Junglee, mua lại hàng loạt những công ty thương mại… Với tất cả những quyết định đấy, ông bị không ít người đánh giá là sai lầm, "điên không thể tưởng" và nhận được sự phản đối của không ít những cổ đông. Những năm cuối thế kỷ XX đã lấy đi của CEO-Jeff Bezos gần 1 tỷ USD. Sự điên rồ của Jeff Bezos có thể dẫn đến những thất bại tuy nhiên ông chưa bao giờ coi thường những thất bại đó. Ông còn nửa thật nửa đùa chia sẻ ông đã mất rất nhiều tiền để mua sự thất bại. Sau mỗi lần thất bại, Jeff Bezos lại rút ra cho bản thân những bài học quý giá. Thành công của Amazon đến ngày hôm nay chính là sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, đứng dậy sau những vấp ngã mà Jeff Bezos từng trải qua.
3. Triết lý "chiếc ghế trống"
Triết lý "chiếc ghế trống" là phương châm làm việc do một không hai của Jeff Bezos. Nếu bạn là một khách hàng, hẳn bạn sẽ rất muốn trở thành khách hàng của Jeff Bezos của Amazon. Bởi tại đây, Jeff Bezos coi "khách hàng là một thượng đế". CEO - Jeff Bezos "cưng chiều" các khách hàng của mình còn hơn cả nhân viên của mình.
Trong cuộc họp, ông luôn để lại một chiếc ghế trống - đại diện cho khách hàng của mình. Coi như họ cũng đang hiện diện và tham gia cuộc họp cùng với các thành viên của công ty. Theo Jeff Bezos, khách hàng là người mang lại lợi ích cho công ty và cũng là đối tượng quan trọng nhất cần được chăm sóc. Nếu không có khách hàng thì mọi nỗ lực xây dựng và cố gắng của công ty cũng trở về con số không. Chính vì vậy, Jeff Bezos luôn muốn mang đến cho khách hàng của mình những dịch vụ thoải mái nhất và hài lòng nhất.
Amazon luôn tự hào rằng mình có thể chiều lòng những khách hàng khó tính nhất. Jeff Bezos coi trọng thời gian của khách hàng, thời gian của họ là vàng là bạc nên ông luôn có những dịch vụ giao hàng nhanh nhất, giao hàng tận nhà và luôn đúng hạn. Amazon còn cho khách hàng đặt đơn hàng đến 7h tối, theo chỉ đạo của Jeff Bezos, Amazon còn sử dụng những hộp đựng hàng có chất liệu tốt nhất để khách hàng có thể tái sử dụng.
Với những dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi, khách hàng đến và gắn bó với Amazon ngày càng nhiều. Đó chính là thành công của Jeff Bezos sau cả một quá trình nỗ lực và cố gắng. Bằng cả sự tâm huyết phục vụ khách hàng và không ngại thử thách, sẵn sàng bất chấp thua thiệt, rủi ro không biết ông chủ Amazon, Jeff Bezos còn đang ấp ủ điều gì chưa tung ra khiến thế giới phải trầm trồ ngưỡng mộ.
Tony Dzung
#Vfcgroup #VFCvodaovietnam
#VietNamfutureChampion
Xem thêm